Nhà hàng được biết như một cơ sở chuyên kinh doanh nấu nướng, phục vụ các món ăn, đồ uống cho thực khách. Nó được xem như một nơi sang trọng, thỏa mãn mọi nhu cầu về ăn uống của khách hàng. Kinh doanh nhà hàng là cả một dây chuyền dịch vụ, hoạt động chuyên nghiệp từ bộ phận quản lí cho đến bộ phận phục vụ. Các bộ phận trong nhà hàng luôn được huấn luyện, đào tạo kĩ lưỡng nhằm mang đến những trải nghiệm ẩm thực tốt nhất cho khách hàng.
Bộ mặt của nhà hàng phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên nhà hàng, do đó vai trò quản lý cũng như trách nhiệm của nhân viên nhà hàng vô cùng quan trọng. Vậy nên khi các bạn muốn làm việc tại một môi trường sang trọng với những khách hàng thượng lưu thì alojob khuyên các bạn nên nắm rõ các qui tắc và kĩ năng sau:
1. Khách hàng là thượng đế.
Phục vụ theo nhu cầu của khách hàng là một trong những đặc trưng của nhà hàng. Phương châm “khách hàng là thượng đế” luôn được đề cao ở đây bởi các nhà hàng luôn chú trọng việc đảm bảo cho khách những dịch vụ tốt nhất từ sự chuyên nghiệp của người phục vụ, làm ra những món ăn khiến khách hài lòng từ những đầu bếp cho đến sự nhiệt tình, thân thiện và những nụ cười của các nhân viên.
Do vậy khi làm việc trong nhà hàng các bạn luôn phải giữ cho mình nụ cười, nên chú ý từng hành động của bản thân, đồng thời biết cách ăn nói khéo léo làm hài lòng khách.
2. Đề cao tinh thần làm việc nhóm.
Trong nhà hàng có nhiều bộ phận đảm trách công việc khác nhau xong lại có mối liên hệ chặt chẽ như bộ phận phục vụ, bếp, pha chế, tạp vụ, quản lí... Các bộ phận này không phải hoạt động riêng lẻ mà phải luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự chuyên nghiệp và tăng năng suất công việc. Tuy nhiên mục tiêu chung của mọi bộ phận đều hướng đến tạo niềm vui và sự thoải mái, hài lòng khi khách hàng dừng chân tại nhà hàng dùng bữa. Do đó, các bộ phận phải như những mảnh ghép ghép lại sao cho thật khớp để làm việc một cách chuyên nghiệp nhất dựa trên tinh thần tập thể hay nói cách khác, phải có sự hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau trong công việc.
Bên cạnh đó, nếu các bạn có một kĩ năng làm việc nhóm tốt thì sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những đồng nghiệp của mình trong công việc như khi bạn cần thời gian ăn trưa hay những lúc mệt hoặc muốn xin nghỉ thì những đồng đội sẽ sẵn sàng giúp đỡ những khó khăn mà bạn đang gặp phải.
3. Nên học cách kiên nhẫn và tạm gác cái tôi xuống.
Những vị khách khi đến nhà hàng thường trong tình trạng đói, vội vã, đôi khi mệt mỏi hoặc họ muốn tận hưởng, muốn được phục vụ và đang trong tâm trang không phải làm bất kì điều gì. Những vị khách này đến đây với mục đích đó là sẽ có người chuẩn bị bữa ăn cho họ, sẽ phải nghe theo mọi yêu cầu của họ cho bữa ăn đồng thời sẵn sàng dọn dẹp bãi chiến trường mà họ để lại. Một số vị khách khi đến nhà hàng, ẩn sau vẻ ngoài sang trọng, lịch thiệp của mình là một con người kiêu ngạo, đòi hỏi và nhỏ nhen, họ không ngại việc gọi cho quản lí và nói rằng bạn không biết cảm ơn những lời dạy bảo của họ hay phàn nàn họ...
Với tiêu chí "khách hàng là thượng đế", các nhà hàng nghiêm cấm việc nhân viên tranh cãi với khách hàng dù bản thân đúng hay sai hoặc phàn nàn trước mặt họ vì nó sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của nhà hàng. Trong trường hợp đó bắt buộc nhân viên phải luôn nở nụ cười và cảm ơn góp ý của họ, nên để khách nói cho hả giận, đừng tranh cãi ngay, cứ xin lỗi và nói năng nhẹ nhàng, giải thích khúc chiết mọi thắc mắc của khách hàng.
Nhà hàng cũng được xem như một nơi làm việc tuyệt vời giúp các bạn học được tính kiên nhẫn đồng thời biết bỏ cái tôi xuống để giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả nhất.
4. Hiểu được tầm quan trọng trong công việc của mình.
Dù bạn chỉ là một nhân viên phục vụ, phụ bếp, pha chế, tạp vụ, rửa chén... thì bạn cũng đừng nên coi thường công việc mình đang làm. Bạn nên biết, nếu không có phục vụ thì sẽ chẳng có khách hàng, nếu không có phụ bếp thì công việc của bếp trưởng sẽ chậm trễ, khách hàng sẽ đói và không muốn đến nữa, nếu không có nhân viên rửa chén thì tất cả công việc trong bếp sẽ gặp khó khăn, không có tạp vụ thì khách hàng sẽ khó chịu và không có lí do gì để quay lại nhà hàng nữa ... Do vậy nên biết được công việc mình đang làm và nên làm việc một cách nhiệt tình vì khi bạn làm việc nhiệt tình thì thì hiệu quả công việc sẽ cao và cũng tạo thêm động lực cho những nhân viên khác.
5. Tự tin, từng sợ phạm lỗi
Nếu các bạn làm việc mà sợ lọt vào tầm ngắm của quản lí thì các bạn sẽ khó mà tiến bộ trong công việc được. Không phủ nhận việc phạm lỗi có thể ảnh hưởng đến lương, vị trí công việc và nhiều lúc còn phải nghe những bài "tụng kinh" chán ngắt của quản lí nữa nhưng bên cạnh đó các bạn đã tích lũy được thêm những kinh nghiệm mới, rút ra được bài học từ sai lầm của mình và khiến bản thân trở lên hoàn thiện hơn.
Những kĩ năng làm việc tại nhà hàng trên mà alojob chia sẻ mong rằng sẽ giúp ích được trong việc làm thêm của các bạn.
Các bạn sinh viên có thể xem thêm một số bài viết từ những kinh nghiệm tìm việc làm của alojob như Những kỹ năng để trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, Những lợi thế khi làm thêm tại nhà hàng, 3 bí quyết tìm việc làm thêm hiệu quả cho các bạn sinh viên... những bài viết trên sẽ rất có ích trong việc làm thêm của các bạn.
Cám ơn vì đã đọc bài viết của alojob!!